Giày bảo hộ lao động – Cấu tạo và phân loại

Giày bảo hộ lao động ngày nay đã trở nên quen thuộc với người lao động trong rất nhiều ngành nghề bởi lợi ích và hiểu quả mang lại.

Ngày nay, an toàn trong lao động đang là vấn đề cần thiết và bắt buộc. Người lao động cần có những kiến thức cơ bản để trang bị cho mình hoặc nhà sử dụng lao động trang bị cho người lao động để tham gia lao động được an toàn, tránh các tai nạn lao động đáng tiếc xảy ra, đồng thời nâng cao năng suất lao động thúc đẩy phát triển kinh tế và xã hội.

Phân loại theo các tính năng:

Hiện nay, giày bảo hộ lao động có rất nhiều thương hiệu khác nhau, đa dạng về mẫu mã và tính năng. Có một số tính năng  cơ bản sau:

  1. Chống  va đập ngón chân
  2. Chống đâm xuyên đế
  3. Chống tĩnh điện
  4. Chống nóng hoặc chống lạnh,
  5. Chống nước
  6. Khả năng chịu dầu
  7. Chống trơn trượt.
  8. Giảm chấn ở đế giày

Giày bảo hộ lao động có cấu tạo cơ bản sau:

  • Phần mũi giày: Mũi giày là phần bảo vệ chống va đập, chống dập ngón cho người lao động. Thông thường mũi giày được làm bằng thép hoặc composite cứng.
  • Đế giày: là phần,tiếp xúc trực tiếp của giày với bề mặt tiếp xúc. Phần lớn đế giày được làm từ cao su để tăng ma sát và giảm thiểu sự mài mòn.Đế giày thường được thiết kế có các rãnh sâu và gai để làm tăng độ bám chống trơn trượt. Đế giày còn có công dụng hấp thu và phân tán những chấn động  giảm thiểu ảnh hưởng không tốt tới bàn chân. Đế giày vừa bảo vệ chân và phải được thiết kế mềm dẻo để có được sự thoải mái và linh hoạt khi di chuyển.
  • Ngày nay, yếu tố thời trang được người lao động quan tâm không kém. Giày bảo hộ lao động chất lượng tốt phải đạt được các yếu tố an toàn, sự thoải mái, độ bền và thời trang.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *